Tấm lợp được uốn thành dạng vòm trên một phần hoặc cả chiều dài tấm tôn sóng vuông các loại với bán kính từ 250 mm đến 25 mét tùy theo yêu cầu của thiết kế. Trường hợp bán kính cong của mái vòm lớn hơn 25 mét thì có thể tự uốn cong được mà không cần phải qua gia công bởi thiết bị đối với các loại tôn có độ dày thấp hơn 0,50 mm.
Có nhiều dạng tôn vòm
1. Dạng vòm cả tấm tôn
Bán kính tối đa của mái vòm được đề nghị là R = 80 mét nhằm giúp cho việc thoát nước hoàn hảo ở gần đỉnh của mái cong.
Các mối nối dọc cạnh tấm tôn nên được lắp chặt bằng loại vis rút và keo. Nếu dùng các loại mối nối đầu tấm của các tấm với nhau (mái vòm lớn phải chia làm nhiều line tôn) thì các mối nối này không nên đặt tại đỉnh vòm.
Với loại vòm hình dạng chữ S hoặc hình số 3, quy trình nhấn pahir bao gồm 2 bước là nhấn thuận và nhấn ngược
Nếu việc thiết kế mái hoặc một ứng dụng nào đó đòi hỏi tấm tôn phải được uốn cong với các bán kính nhỏ hơn giá trị tối thiểu trong bảng 1 thì tấm tôn phải được bẻ cong nhờ quá trình uốn sóng.
2. Dạng vòm 1 phần chiều dài tấm tôn
Các tấm tôn có thể được uốn cong để tạo thành 3/4 hình tròn nhưng để tiện cho việc nối dọc cạnh tấm chỉ nên uốn tối đa 1/2 hình tròn.
Với loại tôn vòm hình nóc gió, 2 đầu của tấm tôn sẽ được nhấn vòm theo bán kính thiết kế. Giữa tấm tôn cũng được nhấn để tạo đỉnh cho vòm nóc gió
Các loại phụ kiện
Thông thường có các loại phụ kiện sau: Máng xối, úp nóc, diềm đầu hồi, chống hắt, ốp góc, diềm chân vách, diềm cho mặt dựng, diềm cửa sổ - cửa ra vào, cửa Louver... được sản xuất theo thiết kế của từng công trình.